A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mở đợt cao điểm toàn quốc trấn áp buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa ban hành kế hoạch nhằm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Kế hoạch được ban hành trong bối cảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không rõ xuất xứ.

Theo đó, trong kế hoạch vừa ban hành, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu bám sát diễn biến thị trường, chủ động rà soát các mặt hàng có nguy cơ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đồng thời phối hợp với cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả... Đặc biệt là các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế, TPHCM, Long An, An Giang, Tây Ninh, Cần Thơ...

Cơ quan chức năng nhấn mạnh các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) triển khai ngay các hoạt động giám sát, kiểm tra tại địa bàn quản lý; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để tổ chức kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất theo khu vực và lĩnh vực trọng điểm; thường xuyên rà soát, kiểm tra khâu lưu thông, nhất là các điểm kinh doanh; các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, làng nghề...

Các Sở Công Thương địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, chỉ đạo Chi cục QLTT triển khai kiểm tra cao điểm từ 17/5 đến 17/6 và duy trì trong các tháng tiếp theo. Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng đề cập đến việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xử phạt của các lực lượng chức năng theo hướng phân định rõ trách nhiệm, rõ địa bàn, rõ lĩnh vực, không chồng chéo, không bỏ sót.

Song song với đó là ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, xây dựng hệ thống thu thập, chia sẻ dữ liệu, thông tin thị trường dùng chung trong toàn lực lượng QLTT và kết nối với các cơ quan chức năng khác nhằm kịp thời nắm bắt, dự báo nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng đa dạng kênh truyền thông để phổ biến pháp luật, ký cam kết với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về tác hại của buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là đối với các đối tượng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước còn yêu cầu các đơn vị kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của công chức do cấp mình quản lý để kịp thời đôn đốc nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.

Tại các địa phương, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu Chi cục QLTT tham mưu cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai ngay các hoạt động giám sát, kiểm tra; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Kế hoạch nêu rõ: Lực lượng QLTT cần quản lý chắc địa bàn, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các vi phạm trên môi trường thương mại điện tử; rà soát, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, các sơ hở, bất cập trong quy định pháp luật hoặc cơ chế quản lý mà các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp luật để kiến nghị các giải pháp khắc phục với cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để tổ chức kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất theo khu vực và lĩnh vực trọng điểm; thường xuyên rà soát, kiểm tra trên khâu lưu thông, nhất là hàng hóa vận chuyển từ biên giới, cảng hàng không quốc tế vào nội địa; các điểm kinh doanh; các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, làng nghề.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đặt trọng tâm bám sát diễn biến thị trường, chủ động rà soát các mặt hàng có nguy cơ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Đặc biệt, các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

Trước đó, tại cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vào ngày 14/5/2025 tại trụ sở Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu mở đợt cao điểm toàn quốc nhằm đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kéo dài từ ngày 15/5/2025 đến ngày 15/6/2025.

Ngay sau cuộc họp, ngày 15/5/2025, Thủ tướng đã ký ban hành Công điện số 65/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương khẩn trương triển khai đợt tấn công cao điểm.

Tiếp đó, ngày 17/5/2025, Thủ tướng tiếp tục ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thể hiện quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc siết chặt quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh.

Đồng thời, ngày 15/5/2025, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BTC, triển khai cụ thể các nội dung thực hiện tháng cao điểm, huy động lực lượng toàn ngành vào cuộc, phối hợp liên ngành, thực hiện kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt tại các khu vực biên giới trọng điểm.n trí) - Các Chi cục Quản lý thị trường được yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra tại địa bàn. Phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 124
Hôm qua : 230
Tháng 07 : 904
Tháng trước : 2.626
Năm 2025 : 22.297