A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông nghiệp Chương Mỹ sau 15 năm hòa nhịp cùng sự phát triển của Thủ Đô

15 năm sáp nhập về Thủ Đô Hà Nội là 15 năm ngành nông nghiệp của huyện Chương Mỹ vươn mình hòa nhịp cùng sự phát triển chung của Thành phố. Từ những điểm tựa ban đầu, đến hôm nay, ngành nông nghiệp huyện đã ghi dấu ấn quan trọng với nhiều thành tựu nổi bật.

Huyện Chương Mỹ có diện tích đất nông nghiệp là 16,397ha, được chia làm 3 vùng (vùng bán sơn địa chiếm hơn 40% diện tích, có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí; vùng bãi ven sông Đáy chiếm hơn 20% diện tích là lợi thế để phát triển loại hình du lịch xanh; vùng trũng giữa huyện chiếm gần 40% diện tích) có điều kiện phát triển cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú. Phát huy những thuận lợi về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm gần đây, nông nghiệp huyện phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đến nay, huyện đã xây dựng được thương hiệu cho 05 sản phẩm gồm: Bưởi Chương Mỹ; Gạo hữu cơ Đồng Phú và Gạo hữu cơ Japonica Nam Phương Tiến - Chương Mỹ; Rau an toàn Chúc Sơn, Bưởi Nam Phương Tiến.

Bưởi, gạo, rau hữu cơ, đảm bảo chất lượng an toàn là những sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu nổi tiếng của huyện Chương Mỹ.

Huyện tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa mới năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, điển hình như ở vụ Xuân năm 2023, huyện đã triển khai 220ha giống DT80 tại 08 xã: Đồng Phú, Đông Phương Yên, Hữu Văn, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phụng Châu và Thanh Bình; 90ha giống HD11 tại 03 xã: Thủy Xuân Tiên, Tốt Động, Trần Phú; 20ha giống HDT10 tại xã Thủy Xuân Tiên; Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và Mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam tại xã Quảng Bị, mỗi mô hình có quy mô 5ha; Mô hình thử nghiệm sử dụng bẫy dính màu để hạn chế sâu hại rau tại xã Đại Yên.

Huyện triển khai nhiều mô hình sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao như: Mô hình Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Đông Sơn, Trung Hòa và Thanh Bình; Mô hình Chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Đông Sơn, quy mô 10.000 con; Mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường trong chăn nuôi tại xã Đông Phương Yên và xã Nam Phương Tiến, quy mô: 100 con/2xã; Mô hình cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu gồm hoa Lily trồng chậu giống mới tại xãThụy Hương, quy mô 1000m2 (tương ứng 5.000 chậu).

Nhờ thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông sản sạch; Tiếp tục phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao, tăng cường xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Chương Mỹ giai đoạn 2021- 2025’”, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung gồm: 5.100ha lúa; 236ha rau; 828ha cây ăn quả; 100ha chè; Hình thành 05 xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm; 09 xã có khu chăn nuôi tập trung với diện tích 114,8ha; 07 xã có vùng nuôi thủy sản tập trung diện tích 663ha. Bước đầu, huyện cũng đã hình thành một số mô hình chuỗi sản xuất - tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực như rau, gạo và sản phẩm chăn nuôi, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích cây hàng năm đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng: 39ha rau VietGAP, Global GAP (29ha tại Thị trấn Chúc Sơn; Các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến và Thụy Hương, mỗi xã 5ha); 110ha lúa VietGAP (Tại xã Hồng Phong 30ha, Đông Sơn 30ha, Lam Điền 30ha...), 96 ha lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và Việt Nam(Tại xã Đồng Phú 66ha, Nam Phương Tiến 30ha).

Huyện tiếp tục mở rộng thêm 40ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ và đã được chứng nhận sản xuất hữu cơ giai đoạn chuyển đổi tại các xã Quảng Bị 10ha, Nam Phương Tiến 20ha, Đồng Phú 10ha; Diện tích cây lâu năm là 2.018,2ha (tăng 15,6ha so với cùng kỳ 6 tháng năm 2022), trong đó diện tích bưởi đạt gần1.000ha với sản lượng hàng năm cho thu hoạch đạt khoảng 10.000 tấn quả/năm. Diện tích bưởi được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 136,6ha tại các xã: Nam Phương Tiến 81,6ha, Trần Phú 20ha, Thượng Vực 5ha, Lam Điền 15ha, Phú Nam An 15ha; Chứng nhận hữu cơ 5,5hatại xã Nam Phương Tiến 2,5ha, Trung Hòa 3ha.

Huyện đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn, quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Cụ thể: Mô hình ứng dụng máy bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật; lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiếtthông minh i.Mentos 3.3 A-G giúp dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa... làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả; Lắp đặt hệ thống camera giám sát quá trình sản xuất; ứng dụng hệ thống tưới điều khiển tự động trong sản xuất rau, hoa, cây ăn quả; Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động trong sản xuất hoa lan hồ điệp; Trong chăn nuôi áp dụng hệ thống làm mát tự động, máng ăn tự động, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Điển hình là các trang trại tổng hợp VAC; mô hình lúa – cá; Sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi để tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng; Rơm rạ được thu gom để làm thức ăn chăn nuôi, che phủ, sản xuất nấm ăn; gốc rạ được cày vùi để trả lại dinh dưỡng cho đất...

Đến hết năm 2022, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm trước; 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.667 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 69,2%, trồng trọt chiếm 30,8%. Toàn huyện có 84 hợp tác xã và hàng chục doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, 596 trang trại gồm 589 trang trại chăn nuôi; 4 trang trại thủy sản và 3 trang trại tổng hợp (tăng 37 trang trại so với 2020). Tỷ lệ cơ giới hóa làm đất và thu hoạch đạt gần 100% diện tích. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 100 nghìn tấn/năm. Có 107 đơn vị được đã được cấp tài khoản trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản của thành phố Hà Nội với 363 sản phẩm được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông sản sạch; Tiếp tục phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao, tăng cường xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Chương Mỹ giai đoạn 2021- 2025’, trong thời gian tới huyện Chương Mỹ xác định phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, giá trị cao; Xây dựng bộ giống lúa, cây màu chất lượng cao không những mang lại giá trị cao về dinh dưỡng, có thể dùng làm dược liệu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân như: Phát triển các giống lúa hữu cơ ST25, Japonica, Bắc thơm số 7, Bao thai, các giống lúa thảo dược, giống ngô nếp tím, giống lạc đen...; Xây dựng các mô hình trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sản xuất theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị; Hình thành vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Chúc Sơn, xã Thụy Hương; Phát triển sản xuất lúa hữu cơ tại các xã sử dụng nguồn nước từ sông Bùi và từ các hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn, hồ Miễu: Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Tốt Động, Mỹ Lương, Trần Phú, Quảng Bị, Hồng Phong, Đồng Phú…; Nhân rộng và hình thành chuỗi liên kết sản xuất bưởi Diễn hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Trung Hòa, Trần Phú, Nam Phương Tiến..; Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, cây dược liệu theo hướng hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái trải nghiệm tại các xã, thị trấn: Xuân Mai, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Trần Phú...; Nhân rộng các mô hình chăn nuôi điển hình: Mô hình chăn nuôi thỏ xuất khẩu sang Nhật để làm nguyên liệu sản xuất vacxin, sản xuất trứng gà thảo dược tại Lam Điền; Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng, thịt gia cầm, thịt lợn với các công ty: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JAFA, Công ty Gudan, Công ty CJ Vina ....theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Kết nối, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản trên địa bàn Huyện./.


Tác giả: Lan Oanh
Nguồn:https://chuongmy.hanoi.gov.vn/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 23
Hôm qua : 125
Tháng 09 : 1.904
Tháng trước : 4.317
Năm 2024 : 28.417